ĐỔI ĐƠN VỊ INCH →CM/MM ĐƠN VỊ ÁP LỰC BAR→KGF/CM2/CHIỀU CAO CỘT NƯỚC
ĐỔI ĐƠN VỊ INCH →CM/MM
ĐƠN VỊ ÁP LỰC BAR→KGF/CM2/CHIỀU CAO CỘT NƯỚC
- ĐỔI ĐƠN VỊ TỪ INCH→CM/MM TRONG CẤP THOÁT NƯỚC
- Định nghĩa:
Inch, số nhiều là inches; ký hiệu hoặc viết tắt là in, đôi khi là ″ - dấu phẩy trên kép là tên của một đơn vị chiều dài trong một số hệ thống đo lường khác nhau, bao gồm Hệ đo lường Anh và Hệ đo lường Mỹ.
Vào năm 1958, Hoa Kỳ và những nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh đã định nghĩa một inch quốc tế chính xác bằng 2,54cm hay 25,4mm.
Ký hiệu chuẩn quốc tế của inch là in (xem ISO 31-1, Phụ lục A). Trong một số trường hợp, inch còn được ký hiệu bằng dấu phẩy trên kép, tương tự như dấu nháy đôi. Ví dụ, 9 inches được ký hiệu là 9″. Nó là đơn vị đo lường phổ biến chuyên dùng ở Anh.
- Đơn vị Inch trong vật liệu cấp thoát nước
Inch được dùng để chỉ kích thước ống danh định NPS với ống thép, phụ kiện bằng thép hoặc nhựa có đầu ren. Ví dụ: Cút thép mạ kẽm ¾”, ren ngoài PPR DN25x1/2”…
Vậy để lựa chon mua sản phẩm mà kích cỡ được ghi bằng đơn vị inch mà ta muốn đổi về kích cỡ quen gọi thì phải làm như thế nào?
Trước tiên ta cần nắm rõ: 1” = 25,4mm.
Tiếp theo ta cần nhớ các cỡ đường kính danh định (DN) cố định từ nhỏ đến lớn là 6-8-10-15-20-25-32-40-50-65-80-90-100-115-125-150-200-250-300-350-400-450-500…là các cỡ đường kính thường gọi với ống thép và phụ kiện.
Cách quy đổi: Từ inch → mm theo định nghĩa: 1” = 25,4mm. Sau khi đổi sang mm ta thấy giá trị gần bằng nhất với giá trị đường kính danh định (DN) nào thì sẽ tương đương với DN đó.
Ví dụ: 1.1/2” = 1,5×25,4 = 38,1 ≈ 40mm tức là 1.1/2” tương đương với DN40.
Ta có bảng quy đổi đơn vị như sau:
NPS (inch) |
Đổi ra mm |
Đường kính danh định DN (mm) |
NPS (inch) |
Đổi ra mm |
Đường kính danh định DN (mm) |
|
1/8 |
3,2 |
6 |
3 1/2 |
88,9 |
90 |
|
1/4 |
6,4 |
8 |
4 |
101,6 |
100 |
|
3/8 |
9,5 |
10 |
4 1/2 |
114,3 |
115 |
|
1/2 |
12,7 |
15 |
5 |
127,0 |
125 |
|
3/4 |
19,1 |
20 |
6 |
152,4 |
150 |
|
1 |
25,4 |
25 |
8 |
203,2 |
200 |
|
1 1/4 |
31,8 |
32 |
10 |
254,0 |
250 |
|
1 1/2 |
38,1 |
40 |
12 |
304,8 |
300 |
|
2 |
50,8 |
50 |
14 |
355,6 |
350 |
|
2 1/2 |
63,5 |
65 |
16 |
406,4 |
400 |
|
3 |
76,2 |
80 |
18 |
457,2 |
450 |
|
|
|
|
20 |
508,0 |
500 |
- ĐỔI ĐƠN VỊ ÁP LỰC TỪ BAR→KGF/CM2→CHIỀU CAO CỘT NƯỚC H (M)
Bar là một đơn vị đo áp suất, nhưng không phải là một phần của hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Đó là hơi chính xác bằng 100 000 Pa và hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái Đất tại mực nước biển.
Bar và milibar được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy Vilmus Bjerknes, người sáng lập ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại.
Tính theo "hệ mét" đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn:
1 bar = 1.02 kgf/cm2
Tính theo "cột nước" qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar:
1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)
1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
Đơn vị đo áp lực thường dùng tại Việt Nam là bar, Kgf/cm2, chiều cao cột nước H (m). Theo cách quy đổi ở trên ta thấy: 1 bar ≈ 1 kgf/cm2 ≈ 10m cột nước.
Theo cách gọi “dân giã” thì 1 bar hay 1 1 kgf/cm2 được gọi là 1 cân tương đương với 10m cột nước (tức là áp lực nước đủ cấp lên cao 10m).